Tập luyện cải thiện bệnh Đái Tháo Đường!

Bạn có bao giờ nghe qua hay có người quen bị bệnh đái tháo đường hay còn gọi bệnh tiểu đường? Tại sao bệnh đái tháo đường có thể gây mờ mắt, suy thận, nguy hiểm hơn là hoại tử chân, cắt cụt chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Nhân ngày thế giới phòng, chống đái tháo đường 14/11, hãy cùng Hiệp tìm hiểu một cách đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng về cách nhận biết và phòng chống bệnh đái tháo đường, đặc biệt hiểu tại sao tập luyện và ăn uống đóng vai trò quan trọng

Bệnh đại tháo đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (tiếng anh là Diabetes ) là dạng bệnh mãn tính khi lượng đường trong máu tăng liên tục cao hơn so với bình thường. Lí do chính là do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc do cả 2 nguyên nhân này.

Ở Việt Nam, Bệnh đái tháo đường tăng gấp 3 lần sau 20 năm (2002-2021). Năm 2002 khoảng 2,3% mắc đái tháo đường. Kết quả điều tra mới nhất năm 2021, tỷ lệ này là 7,1%"

Bệnh đái tháo đường được chia thành 2 loại

- Đái tháo đường loại 1: Là những trường hợp bệnh nhân không sản xuất đủ hoặc mất khả năng sản xuất insulin. Đa số các trường hợp bị đái tháo đường loại 1 là trẻ em, trẻ vị thành niên và do yếu tố di truyền.

- Đái tháo đường loại 2: Cơ thể vẫn tạo ra đủ insulin nhưng không được sử dụng hiệu quả, thường xảy ra với những người lớn tuổi và do yếu tố sinh hoạt, ăn uống. Với những người có biểu hiện hay xét nghiệm đường huyết cao so với mức bình thường, nhưng không thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hiện tại thì bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường loại 2.

Hậu quả của bệnh đái Tháo Đường

Mức độ đường huyết tăng liên lục trong thời gian dài sẽ phá hủy các tế bào thần kinh, mạch máu ở trong mắt (làm mờ mắt), trong thận (suy thận) và cả những mạnh máu trong chân tay (gây hoại tử) hoặc trong tim và não (nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Cho nên cần phát hiện các triệu chứng và điều trị kịp thời.

Một số triệu chứng, dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã bị/khả năng bị đái tháo đường như sau:

- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, dù có chế độ ăn uống đầy đủ nhưng cơ thể vẫn thường xuyên cảm thấy đói và hay khát nước.

- Sụt cân.

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày.

- Thị lực giảm.

- Vết thương lâu lành, mẩn ngứa, tê tay và tê chân

Cách xét nghiệm:

Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu này thường xuyên, bạn hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm chuyên môn

Xét nghiệm đường huyết (khi đói): Một người bình thường khi đói bụng, chỉ số đường huyết thường ở dưới mức 100mg/dL. Ở bệnh nhân tiểu đường, chỉ số này có thể lớn hơn 125mg/dL.

Nếu bác sĩ kiểm tra thấy đường huyết cao hơn mức bình thường, sẽ cho xét nghiệm lần 2 hoặc tiếp tục các phương pháp như nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống, định lượng HbA1C

Cách theo dõi tình trạng đường huyết

Về điều trị căn bệnh này, bạn cần theo dõi chặt chẽ về đường huyết, bên cạnh việc cần uống thuốc kê bởi bác sĩ và thay đổi lối sống sinh hoạt.

Về chỉ số đường huyết, luôn cố gắng để chỉ số đường huyết về mức 70-180 mg/dL (hạn chế thấp hơn 70 mg/DL và cao hơn 180mg/DL). Làm sao bạn có thể theo dõi chỉ số đường huyết mọi lúc? Đó là sử dụng thiết bị CGMs được gắn lên cơ thể bạn. Và để đọc được chỉ số, bạn có thể sử dụng một số đồng hồ thông minh như Apple Watch

Cách phòng chống

  • Tập luyện thường xuyên và đều đặn được chứng minh giúp hạ đường huyết nhanh chóng và hiệu quả. Khi tập luyện, mức độ hoạt động insulin hiệu quả hơn, giúp đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng bình thường … Vì vậy bạn hãy luôn tạo thói quen vận động mỗi ngày, ít nhất 30 phút, không cần thiết phải tập nặng, đôi khi chỉ những bài đơn giản như là đi bộ trên 7000 bước, 10000 bước cũng giúp ích kiểm soát đường huyết

“Khi tập luyện nhiều hơn 30 phút, đường huyết được kiểm soát nhiều hơn trong mức 70-180 mg/DL”

“Đi bộ càng nhiều sẽ càng giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn”

“Bạn có thể sử dụng đồng hồ thông minh, ví dụ Apple Watch để lên có mục tiêu vận động, đi bộ mỗi ngày”

  • Ăn uống đều độ với thực phẩm tươi sạch: Việc tăng giảm đường huyết liên quan phần lớn là do chế độ ăn uống, việc nạp nhiều thực phẩm công nghiệp, chất béo xấu và chất ngọt nhiều, làm đẩy mức độ đường huyết trong máu lên cao thất thường, khiến hóc môn insulin làm việc nhiều và rối loạn. Cả việc vận động nhiều, nhịn ăn, bỏ bữa cung làm đường huyết thấp xuống mức bất bình thường và cũng góp phần làm ảnh hưởng hóc môn insulin làm việc. Cho nên hãy đảm bảo ăn uống đúng bữa, đều đặn, không quá ít, không quá nhiều, cân bằng rau củ thịt cá, hạn chế đường hết mức có thể trong nước ngọt, bánh kẹo, nước ép, về tinh bột, ưu tiên tinh bột hấp thu chậm, có chỉ số glycemic index thấp ví dụ gạo lức, khoai lang..

Ngủ sớm và đầy đủ

Đây là việc nhiều người đánh giá nhẹ nhưng theo khoa học và bản thân mình kiểm chứng thì khi cơ thể được ngủ nghỉ sớm, lượng đường huyết ổn định hơn, mỡ giảm nhanh hơn và tinh thần thoải mái hơn khi thức dậy. Nếu bạn sử dụng Apple Watch như mình thì bạn có thể thiết lập chế độ nhắc thư giãn trước khi ngủ “Wind Down” để cơ thể thư giãn, tránh dùng điện thoại, suy nghĩ công việc để dễ dàng rơi vào giấc ngủ


  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: để đánh giá được các chỉ số liên quan như đường huyết, cholesterol… Nhờ vào việc khám và phát hiện sớm, bạn có thể thay đổi và cải thiện kịp thời.

Cho nên ngoài việc để cơ thể khỏe đẹp, hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh, vận động thể dục thể thao, hạn chế các đồ ngọt, nước uống có ga, thức ăn nhanh... và duy trì khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm đường huyết để kịp thời phát hiện, quản lý bệnh đái tháo đường.

Nguồn:

  • https://dantri.com.vn/suc-khoe/dai-dich-dai-thao-duong-tang-chong-mat-20230728165743467.htm

  • Apple Heart and Movement Study

Previous
Previous

Làm sao để trở thành huấn luyện viên fitness quốc tế

Next
Next

Chạy bộ đau gối? Tìm hiểu hội chứng Dải chậu chày