Chạy bộ đau gối? Tìm hiểu hội chứng Dải chậu chày

Nếu bạn sau một thời gian chạy bộ, đạp xe hay vận động mà cảm thấy đau nhức bên ngoài đầu gối, trên mõm lồi cầu hoặc cảm thấy sưng tấy, nổi mẩn đỏ, nóng da, thay đổi màu da trên gối thì có thể bạn đang bị hội chứng Dải Chậu Chày (trong tiếng anh gọi là: IT band syndrome)

Dải Chậu Chày là gì

Dải chậu chày còn gọi là IT band là một dải xơ (mạc cơ) chạy từ mào chậu (pelvic floor) tới mặt ngoài đầu xương chày. Nó được tạo từ phần chuyển tiếp của cơ mông to (glute maximus) và cơ căng mạc đùi (TFL)

Đặc trưng của dải chậu chày: không có độ dẻo dai cao

Dải chậu chày có chức năng giúp ổn định, cố định phần hông và đầu gối trong lúc chuyển động, hỗ trợ trong việc di chuyển, xoay hông, gập gối

Hội chứng dải chậu chày là gì?

Là triệu chứng viêm, đau nhức đầu gối, bên ngoài đùi do dải chậu chày IT band cọ xát phần lồi cầu bên ngoài quá mức, dẫn đến làm viêm, một yếu tố khác do tính chất độ dẻo dai không cao nên dải chậu chày có thể bị căng cứng. tính chất ma sát cao và khả năng chịu đựng kém của đầu gối được gây ra bởi các nguyên nhân:

  • Hoạt động chân nhiều như chạy bộ, đạp xe

  • Quá tải so với mức chịu đựng của các cơ, khớp gối,

  • Tư thế, kĩ thuật chạy sai khiến sự ma sát tăng cao (như xoay đầu gối vô trong, sải chân quá dài)

  • Mất cân bằng cơ như 1 chân dùng nhiều hơn chân còn lại, mông hoạt động yếu

Một số trường hợp triệu chứng nặng có thể dẫn tới viêm bao hoạt dịch chậu chày làm sưng đỏ tích tụ dịch xung quanh

Vì vậy cần tìm cách khắc phục và phòng tránh ngay từ đầu

Cách khắc phục

  • Để chân nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động, phục hồi từ 2-3 ngày để giảm viêm và ma sát

  • Xem xét sử dụng chườm đá để giảm viêm

  • Trong lúc chân nghỉ ngơi, hạn chế chạy rừng núi, lên xuống dốc cao

  • Căng giãn toàn bộ các nhóm cơ xung quanh

  • Điều chỉnh kĩ thuật, khắc phục mất cân bằng

    Trong trường hợp nặng, vẫn không hết trong 5-7 ngày, bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa:

  • Khám/đánh giá cơ sinh học

  • Phẫu thuật

Cách phòng tránh

  • Khởi động đúng cách

  • Căng giãn trước và sau khi chạy

  • Chạy với kĩ thuật đúng

  • Tập có kế hoạch phù hợp, khoa học, đúng cường độ

  • Tập bổ trợ để gia tăng khả năng chịu lực

  • Có thời gian nghỉ ngơi

Các bài tập căng giãn

Các bài tập bổ trợ cho mông, TFL

Khi bạn thực hiện được các yếu tố trên thì chắc chắn bạn sẽ thoải mái vận động không lo bị hội chứng dải chậu chày nữa. Hãy chia sẻ thông tin cho bạn bè người thân nếu thông tin này hữu ích.

Previous
Previous

Tập luyện cải thiện bệnh Đái Tháo Đường!

Next
Next

Không ngừng thay đổi với “Progressive Overload”