Để tránh chấn thương, tại sao tập lắng nghe cơ thể
Điều này có lẽ là lời khuyên phổ biến nhất để tránh chấn thương trong tất cả các hình thức tập luyện, và vẫn là tốt nhất: Nếu bạn không “lì lợm” chạy mặc kệ đau đớn, bạn sẽ có thể ngăn chặn chấn thương kịp thời. Hầu hết các chấn thương khi chạy không đột nhiên xuất hiện ngay tức khắc và “hú hòa” bạn đâu. Trước khi xảy ra các chấn thương, bạn sẽ luôn được báo hiệu trước - đau nhức, ê ẩm, đau dai dẳng… Điều quan trọng là bạn phải tìm cách, giải quyết những dấu hiệu đó chứ không phải mặc kệ, “no pain no gain”.
Đặc thù, điểm hay cũng có thể là điểm hại của những người chạy bộ đó là tính “lì lợm” hay nói văn vẻ hơn là “tinh thần thép”, khi chạy, họ sẽ cố gắng tiếp tục không bỏ cuộc dù cảm thấy đau nhức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những dấu hiệu tại sao xuất hiện các cơn đau nhức, có phải chỉ đơn giản là do chạy quá giới hạn một tí hay là do kĩ thuật chạy không đúng, sải chân quá dài, nghỉ ngơi không đủ, căng giãn không đủ, để có thể khắc phục để những buổi chạy sau không còn đau nhức.
Trong trường hợp bạn bị đau nhức (không phải mỏi cơ) thì hãy nghỉ hẳn 2-3 ngày để cơ thể hồi phục và theo dõi. Bạn có thể thay bằng đi bộ, đạp xe nhẹ nếu muốn. Trong ngày thứ 4, bạn có thể chạy chậm (easy run) ở tốc độ Pace chậm hơn mức bình thường. Ví dụ bình thường bạn chạy 6km với pace 7, thì bạn có thể chạy lại với mức 3km ở tốc độ pace 8. Nếu bạn cảm thấy buổi chạy thoải mái, không còn đau nhức như trước thì sau 1 ngày nghỉ, bạn hãy tăng lên 4-5km với tốc độ Pace 7’30. Nếu bạn đã thấy không còn đau nhức gì nữa, thì có thể quay trở lại kế hoạch, tốc độ tập luyện thông thường. Còn nếu bạn vẫn cảm thấy đau thì hãy nghỉ ngơi dài hơn hoặc có thể xem xét việc gặp chuyên gia phục hồi trị liệu thể thao.
Hãy nhớ rằng luôn ưu tiên pain-free run - chạy không bị đau nhức trước khi chinh phục những cột mốc chạy bộ